Tin tức mới nhất

Logistics và Freight Forwarder? Sự khác biệt?

16:09 - 11/03/2021

Logistics và Freight forwarding là hình thức giao nhận hàng hoá và vận tải hàng hoá cho chủ hàng xuất nhập khẩu. Freight Forwarder gọi tắt là Forwarder là thuật ngữ chỉ người hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận vận tải. 

Các dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa
Hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam đạt kỷ lục
VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Logistics và Freight forwarding là hình thức giao nhận hàng hoá và vận tải hàng hoá cho chủ hàng xuất nhập khẩu. Freight Forwarder gọi tắt là Forwarder là thuật ngữ chỉ người hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận vận tải. Các Công ty Forwarder là bên trung gian, giao nhận vận chuyển hàng hoá của chủ hàng hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ thành các lô hàng lớn hơn, sau đó chuyển giao qua các hãng vận tải (hãng tàu hay hàng không) vận chuyển từ điểm giao hàng tới điểm nhận hàng.

Công ty cổ phần Eagles Global Forwarding là công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực Logistics Freight forwarding tại Việt Nam.

Chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích sự khác biệt giữa dịch vụ Logistics và Freight forwarding và cách vận dụng trong thực tế ở bài viết này.

Khái niệm về Logistic và Freight forwarding

Chúng tôi là một trong những Công ty forwarder hàng đầu có các tuyến vận chuyển hàng đi quốc tế, tuyến nội địa. Hàng hoá được đóng thành container rồi vận chuyển ra phía Bắc dừng ở cảng Hải Phòng, hay đưa vào Nam qua cảng Sài Gòn. Trên thực tế, dịch vụ forwarding của chúng tôi chủ yếu là phụ trách công việc đóng hàng theo container hoặc theo xe tải hay các hình thức khác. Các khái niệm cần biết của dịch vụ này như sau:

Logistics là gì?

Logistics là hoạt động không thể thiếu trong quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm. Đặc biệt, trong thời kỳ các quốc gia đang đẩy mạnh quá trình hội nhập và giao lưu kinh tế thì dịch vụ Logistics trở thành mắt xích quan trọng của các nền kinh tế. Điều này cho thấy rằng nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại là rất cần thiết và tương đối cao.

Freight forwarding là gì?

Freight forwarding là gì? Câu hỏi này không ít người trả lời được nếu không liên quan đến dịch vụ này. Khái niệm Freight forwarding được chúng tôi tóm tắt như sau:

Freight forwarding hay Freight forwarder được gọi tắt là Forwarder đây là thuật ngữ chỉ người hoặc công ty làm nghề dịch vụ giao nhận vận tải (forwarding)

Đặc điểm của dịch vụ Logistics và Freight forwarding

Đặc điểm của Logistics và Freight forwarding như sau:

Đặc điểm của Logistics

Hoạt động Logistics là chất keo kết dính và xâu chuỗi các ngành sản xuất, vận tải, phân phối, thương mại, kho bãi, cảng biển, cảng hàng không lại với nhau. Nhiệm vụ của ngành Logistics tạo ra giá trị cạnh tranh tốt cho từng sản phẩm, dịch vụ như hàng hóa được đóng gói, bảo quản đúng tiêu chuẩn và được phân phối đúng lúc, đúng nơi với chi phí thấp.

Các dịch vụ của Logistics bao gồm:

 Vận tải đa phương thức tới các quốc gia không có cảng biển.

 Dịch vụ Door to Door.

 Cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm hàng hóa.

 Dịch vụ gửi hàng mẫu và chứng từ quốc tế.

 Dịch vụ hàng lẻ (LCL). 

Đặc điểm của Freight forwarding

Các forwarder hàng đầu Việt Nam đã đóng góp giá trị gì và vai trò thế nào cho nền kinh tế? Tại sao các công ty xuất nhập khẩu lại cần các forwarder? Chúng tôi có thể trả lời câu hỏi trên như sau:

 Khách hàng nhỏ không dễ tiếp cận và làm việc trực tiếp với các hãng vận tải vì thế cần có bên trung gian là forwarder để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.

 Sử dụng các công ty forwarder sẽ giúp khách hàng giảm chi phí, bởi vì các vì các freight forwarder sẽ tìm phương thức, tuyến vận chuyển tốt nhất và hãng vận tải phù hợp nhất. Các forwarder có thể sắp xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép và vận chuyển tới điểm nhận nhờ vậy mà giảm chi phí cho từng chủ hàng.

 Forwarder mang đến nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Đặc biệt là về chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng linh hoạt khi có thể hợp tác với nhiều hãng vận tải hơn.. mạng lưới hỗ trợ tại các khu vực của Freight forwarding cũng thường rộng hơn các công ty vận tải.

Những dịch vụ khác của forwader

Ngoài việc thu xếp việc vận chuyển, các công ty logistic và giao nhận còn cung cấp nhiều dịch vụ phụ khác, giúp khách hàng tập trung vào sản xuất kinh doanh của mình. Dưới đây là một số dịch vụ khác của các công ty forwader như sau:

 Thông quan - Forwarder có thể hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu thay chủ hàng.

 Những chứng từ liên quan như vận đơn (B/L), giấy phép xuất nhập khẩu giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).

 Logistics, quản lý hàng tồn kho và các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, các Freight forwarding cũng là kênh thông tin hữu ích về thương mại quốc tế. Các forwarder dày dặn kinh nghiệm sẽ là những nhà tư vấn tốt và miễn phí cho những khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Sự khác nhau giữa dịch vụ Logistics và Freight forwarding

2 cụm từ Logistics và Freight forwarding  vẫn được hiểu như nhau bởi vì hiện nay chưa thật sự  thống nhất trong khái niệm 2 loại hình dịch vụ này. Thường thì các công ty làm về forwarder tự nhận mình đang làm Logistics, Logistics thuê ngoài hoặc Logistics bên thứ ba (3PL). Logistics có phải là cách gọi của dịch vụ giao nhận vận tải hay còn cung cấp những dịch vụ gì khác mà các công ty forwarder truyền thống không có? Nên phân biệt 2 thuật ngữ này như thế nào?

Như đã nêu, về cơ bản Freight forwarding hay giao nhận vận tải là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác (bằng một hay nhiều phương thức vận chuyển). Trong khi Logistics bao gồm vận chuyển, lưu kho, quản lý hàng tồn... và có thể cung cấp cả dịch vụ forwarding nữa.

Điều dễ gây nhầm lẫn là ở dịch vụ Logistics sẽ bao gồm nhiều dịch vụ nhỏ khác nhau nhưng không cần thiết phải là tất cả các dịch vụ. Vì thế nếu một công ty chỉ làm một hoặc vài các dịch vụ đơn lẻ như đóng gói, lưu kho, khai thuê hải quan... nghĩa là đang làm một phần dịch vụ Logisitics tổng thể cũng có nghĩa công ty này đang làm dịch vụ Logistics.

Như vậy các công ty forwarder cung cấp dịch vụ vận tải bộ (trucking), đường biển (seafreight) hay đường hàng không (airfreight) hay đều rất phù hợp với cách lập luận trên và tự nhận rằng đang làm Logistics. Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều công ty có chữ Logistics trong tên gọi của mình kiểu như ABC Logistics Company.

Lựa chọn công ty Logistics và Freight forwarder như thế nào?

Nếu bạn là công ty xuất nhập khẩu, hay công ty sản xuất, thương mại cần vận chuyển hàng hóa, thì việc lựa chọn công ty Logistics và Freight forwarding phù hợp cũng rất cần thiết.

 Trước hết phải tìm được những công ty có tiềm năng. Thông tin về các công ty khách hàng có thể tìm trên mạng, các hiệp hội giao nhận (chẳng hạn ở Việt Nam là VIFFAS), các trang vàng, hoặc qua mối quan hệ cá nhân, bạn bè đồng nghiệp.

 Khi đã có danh sách các forwarder hàng đầu Việt Nam để lựa chọn, bạn phải chọn được công ty forwarder phù hợp nhất. Một số tiêu chí để lựa chọn như sau:

 Kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của các Freight forwarding này đối với mặt hàng của bạn. Ví dụ bạn cần vận chuyển hàng đông lạnh sang châu Âu, vì vậy cần phải xem các forwarder này đã có kinh nghiệm với hàng lạnh trên tuyến này không.

 Các dịch vụ phụ và chi phí mà bên Logistics và giao nhận tính cho bạn. Họ có sẵn lòng giải thích cho bạn về quá trình cung cấp dịch vụ không. Điều này rất có lợi khi bạn là người mới tham gia lĩnh vực xuất nhập khẩu.

 Tổng chi phí dịch vụ vận chuyển cho lô hàng của bạn.

Nghề forwarder: Với các bạn mới tốt nghiệp các trường đại học thuộc khối kinh tế như ngoại thương, thương mại hay hàng hải, thì nghề forwarding cũng là một trong những lựa chọn cần được xem xét.

Tại các công ty giao nhận vận tải, bạn có thể được làm những công việc đặc trưng như sau:

       ♦  Bán hàng (sales): Nghề này được trao đổi nhiều trên các diễn đàn liên quan đến dịch vụ giao nhận vận tải.

       ♦  Dịch vụ chăm sóc khách hàng (customer service).

       ♦  Chứng từ (documentation).

       ♦  Khai thác (operation).

       ♦  Thông quan (customs clearance).

       ♦  Dịch vụ quản lý vận tải bộ (trucking operation).

Những công việc nêu trên đều có những yêu cầu chuyên biệt riêng vì vậy những nhân viên làm nghề giao nhận vận tải cần tìm hiểu một số lĩnh như:

       ♦  Các bên liên quan: hãng tàu (hàng không), hải quan, cảng, kiểm dịch, CFS/Depot...

       ♦  Các chứng từ sử dụng ngành vận tải, ngoại thương: Vận đơn, Cargo Manifest, Hợp đồng thương mại, Packing List, C/O, L/C...

       ♦  Các điều khoản phổ biến dùng trong thương mại quốc tế (Incoterms) như: CIF, FOB,CNF, DDU...

 

Qua bài viết này chúng ta đã nhận rõ sự khác biệt giữa Logistics và Freight forwarding. Nếu có nhu cầu về các dịch vụ này khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty cổ phần Eagles Global Forwarding để được tư vấn.

 

“HÃY NÊU RA NHỮNG GÌ BẠN CẦN, VIỆC CÒN LẠI ĐÃ CÓ CHÚNG TÔI"